Gấu Bắc Cực, gấu trúc, những cuộc di cư của động vật… có thể sẽ chẳng còn tồn tạo nếu khí hậu tiếp tục biến đổi khó lường trong những năm sắp tới.
Khám phá, Tham quan
1. Chứng kiến những cuộc di cư khổng lồ của động vật
Những cuộc di cư khổng lồ của động vật là một trong những vẻ đẹp lâu đời nhất của tự nhiên, tồn tại suốt 20 nghìn năm qua. Nhưng sự xuất hiện của con người, kèm theo đó là nền nông nghiệp phát triển, chiến tranh, cháy rừng và săn bắn đã khiến những cuộc di cư vĩ đại ấy trở nên kém hoàn hảo.
Những cá thể sếu đầu đỏ, bò rừng bison, linh dương sừng tấm… sau mỗi lần di cư lại một ít hơn. Chỉ cần con người ngày nay còn sự tôn trọng với những tiến trình của tự nhiên thì con cháu của chúng ta vẫn còn cơ hội thấy được vẻ đẹp hoang dã này.
2. Thấy tận mắt gấu Bắc Cực
Băng tan ra ở hai cực không chỉ kéo theo nước biển dâng lên mà còn “cuốn trôi” loài gấu Bắc Cực ra khỏi thế giới này. Biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với nạn săn bắt trái phép được cho là nguyên nhân chủ yếu, với dự báo rằng 2/3 dân số của loài sẽ biến mất trước năm 2050. Và hiện nay, vịnh Hudson của Canada là nơi sinh sống bị đe dọa nhiều nhất của chúng.
3. Đếm vằn trên lông cọp
“Ông ba mươi” từng làm chủ một vùng rừng rộng lớn ở châu Á. Nhưng giờ đây, con người chúng ta đã thay đổi điều đó khi giết hại 90% cá thể ngoài tự nhiên của loài thú ăn thịt này, đôi khi chỉ vì bộ da và bộ xương.
Theo đánh giá hiện nay, chỉ còn 6 trong số 9 loài cọp còn được ghi nhận ngoài tự nhiên, mặc dù số lượng cá thể vẫn rất hiếm hoi để duy trì nòi giống. Ấn Độ và Nepal là hai quốc gia ở châu Á đi đầu trong việc bảo tồn vị “chúa sơn lâm” này.
4. Bơi giữa rặng san hô Great Barrier Reef
Hệ sinh thái san hô lớn nhất thế giới ở Úc từng được nhiều lần cảnh báo trước nguy cơ bị hủy diệt trong những năm gần đây. Nhiệt độ nước biển tăng dần được cho là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng, khiến cho 50% diện tích san hô biến mất kể từ năm 1985 đến nay. Nếu có dịp du lịch đến Úc trong thập niên này, những gì bạn thấy sẽ chỉ là 25% hệ sinh thái còn sót lại.
5. Theo dấu tinh tinh trong sương mù
Là loại đặc hữu trong các rừng rậm nhiệt đới của Trung Phi nhưng loài linh trưởng lớn nhất thế giới này vẫn bị đe dọa diệt vong do bệnh dịch và nạn săn bắt trái phép. Đáng lo ngại hơn, một báo cáo năm 2010 của Mỹ đã cho rằng những cá thể ở vùng Lòng chảo Congo, một trong những nơi cư ngụ chính, sẽ biến mất vào giữa thập niên 2020.
6. Thưởng thức hệ sinh thái trên đảo Galapagos
Là nơi nhà khoa học Charles Darwin dùng để nghiên cứu về thuyết tiến hóa của sinh vật, nhưng hệ sinh thái đảo Galapagos của Ecuador vẫn là một nơi mong manh, dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo ghi nhận gần đây nhất, cá thể rùa cạn cuối cùng của loài rùa đảo Pinta, tên là Lonesome George, đã mất vào năm 2012. Điều này càng kéo dài thêm danh sách các loài động thực vật bản địa bị tuyệt chủng ở hòn đảo nổi tiếng này.
7. Đánh đu cùng khỉ orangutan
Chia sẻ chung 98% bản đồ DNA, khỉ orangutan được xem là họ hàng gần gũi nhất của loài người chúng ta. Thế nhưng, nếu đúng theo dự đoán, chỉ trong vòng thập niên sắp tới, hai thành viên họ nhà khỉ hình người ở châu Á sẽ bị tuyệt chủng. Hiện nay, chúng chỉ còn vài trăm cá thể hiện diện ở ngoài tự nhiên trên hai đảo Borneo và Sumatra.
8. Tìm tổ trứng của rùa biển
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao rùa biển biết được bãi biển nơi chúng sinh ra và luôn quay trở về nơi ấy để đẻ trứng. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể đi vào dĩ vãng bởi sự ô nhiễm môi trường, ô nhiễm ánh sáng và sự tìm bắt của người dân địa phương. Khung cảnh hàng trăm chú rùa con lẫm chẫm quay về biển khơi cần được gìn giữ như một trong các cách bảo tồn các loài rùa biển.
9. Ngắm “Big Five” của xavan châu Phi
Sư tử trắng, voi châu Phi, trâu nước, báo gấm và tê giác được mệnh danh là “big five” – những kẻ thống trị của xavan châu Phi. Trong khi bốn loài đầu có vẻ vẫn giữ được độ ổn định về mặt dân số thì tê giác lại đang kêu cứu ở bờ vực diệt vong. Chỉ tính riêng trong năm 2013, khoảng 800 chú tê giác đã bị giết hại chỉ vì chiếc sừng và da của chúng. Hiệp hội Bảo vệ Động vật Hoang dã Quốc tế trong năm qua cũng đã chính thức công bố sự tuyệt chủng của loài tê giác đen Tây Phi. Bao lâu nữa, “big five” sẽ chỉ còn là bộ tứ?
10. Bơi cùng cá nhà táng
Loài cá lớn nhất thuộc họ cá mập này dù có nguy hiểm hay không thì cũng đành chào thua trước sự săn bắt của con người. Nhu cầu về thịt, vây và mỡ của chúng đang ngày càng tăng cao trong xã hội hiện nay, với niềm tin to lớn như một loại thần dược cho sức khỏe. Không biết rằng sau vài năm nữa, các nhiếp ảnh gia có thể vui vẻ bơi bên cạnh chúng như thế này hay không.
11. Vui đùa cùng gấu trúc khổng lồ
Gấu trúc là “báu vật quốc gia” của Trung Quốc, nhưng điều đó cũng không ngăn được chúng bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện nay, chỉ còn khoảng 1600 cá thể sống ngoài tự nhiên, chủ yếu ở các rừng tre trúc trên những ngọn núi cao phía tây Trung Quốc. Các tour du lịch ngắm gấu trúc được tổ chức rất hạn chế nhằm bảo vệ môi trường sống cho chúng.
Theo CNN