Dẫu biết rằng đám cưới lúc nào cũng là ngày trọng đại, vui vẻ và hạnh phúc nhất, nhưng không ít cô dâu, chú rể cũng phải “thú nhận” rằng: trong đời có lẽ chỉ nên cưới một lần, vì quá mệt!
Vậy hãy cùng điểm qua một số tips dưới đây, để xem có thể giúp bạn và những người thân phần nào giảm bớt đi những sự vụ đau đầu và dở khóc dở cười trong ngày ấy nhé. Cùng bắt đầu thôi!
Gộp chung lễ cưới và hỏi
Theo truyền thống, cưới và hỏi là hai phong tục khác nhau, được tổ chức riêng lẻ và cách ngày. Trong khi buổi lễ ăn hỏi diễn ra kín đáo và chủ yếu là sự xuất hiện của người thân hai bên gia đình, thì lễ cưới lại được xem như bữa tiệc thông báo và chia vui với cô dâu, chú rể.
>>>> Phong tục cưới hỏi Miền Bắc
Đám cưới hiện đại giờ đây không cầu kỳ và phức tạp như trước nữa, thậm chí đám cưới và đám hỏi có thể tổ chức luôn trong một ngày cho thuận tiện, đặc biệt là với những gia đình mà nhà trai và nhà gái cách xa nhau.
Với những tiệc cưới như vậy, có thể kết hợp hỏi vào buổi sáng, đãi tiệc vào buổi trưa và kết thúc buổi lễ vào lúc chiều. Việc tối giản này không chỉ giúp cho cô dâu chú rể bớt đi phần bận rộn mà người thân cũng có thể tiết kiệm thời gian, dễ dàng sắp xếp công việc hơn trong khi không muốn bỏ lỡ khoảnh khắc trọng đại của bạn.
Tối giản lễ cưới tại nhà
Ngày nay khi các dịch vụ cưới hỏi tại khách sạn đã trở nên phổ biến, trong khi không phải gia đình nào cũng đủ rộng để đãi tiệc ngay tại nhà thì nhiều cô dâu, chú rể trẻ đã ưu tiên tổ chức lễ cưới tại không gian nhà hàng, khách sạn.
Cũng chính bởi vậy, tại sao chúng ta không tối giản không gian đám cưới tại nhà? Không ít gia đình hiện nay lựa chọn chỉ trang hoàng một gian phòng khách và khu vực bàn thờ để tạo không gian cho phục vụ cho nghi thức gia tiên trong lễ ăn hỏi, và chỗ ngồi uống trà nước cho những người thân. Cách làm này vừa tiết kiệm không gian, thời gian, lại không làm ảnh hưởng đến làng xóm xung quanh gia đình.
>>> 19 nhà hàng tổ chức tiệc cưới tại Hà Nội tốt nhất
Cùng với đó, các nghi thức trong lễ cưới, trao nhẫn, cắt bánh, rót rượu, đãi tiệc,… đều được thực hiện tại nhà hàng với đầy đủ khách mời. Việc trao trách nhiệm hoàn toàn cho bên nhà hàng, khách sạn trước sự kiểm soát của mình sẽ giúp cô dâu chú rể “nhẹ gánh” đi phần nào, để dành thời gian, công sức và chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt.
Yêu cầu xác nhận có mặt và xếp bàn
Trong các đám cưới, việc thiếu cỗ, thừa cỗ, không đủ chỗ ngồi luôn là những sự cố xảy ra thường xuyên. Khi tính toán nhầm dẫn đến thiếu cỗ, chắc hẳn bạn và gia đình sẽ bị động, hoang mang và bối rối. Đôi khi tình trạng thừa quá nhiều cỗ lại đặt ra một bài toán khác khi hoang phí quá nhiều thực phẩm.
Vậy giải pháp là ngay khi trao giấy mời, bạn hãy yêu cầu khách mời xác nhận có mặt/không có mặt trước đám cưới từ 3-5 ngày. Việc rõ ràng với nhau từ đầu vừa giúp bạn tính toán cỗ bàn chuẩn xác lại vừa có thể xếp bàn cho khách mời ngay từ đầu.
Để tránh tình trạng những người không quen phải ngồi với nhau gây bối rối và khó chịu, sau khi nhận được danh sách xác nhận, bạn hãy lên kế hoạch sắp xếp chỗ ngồi cho từng vị khách. Nếu có thời gian chuẩn bị sớm hơn, bạn cũng có thể ghi chú về vị trí ngồi ngay lên thiệp cưới của mình.
Tổ chức hai bữa tiệc
Việc tổ chức hai bữa tiệc nghe có vẻ phức tạp hơn nhưng thực thế lại giúp bạn “nhẹ đầu” đi khá nhiều. Việc cách tổ chức và khách khứa của bố mẹ và con cái luôn có “khoảng cách” thế hệ khiến cho nhiều gia đình tranh cãi và điêu đứng trước thềm đám cưới. Vậy tại sao không tách bạn bè, người thân quen gần gũi vào một buổi lễ và tổ chức thêm một buổi chúc mừng để chia sẻ với bạn bè, đối tác của bố mẹ mình nhỉ?
Không phải đám cưới nào cũng có thể áp dụng được với cả 4 mẹo nhỏ trên đây. Hi vọng sẽ có những tips hữu ích và áp dụng được trong đám cưới của bạn và chúc bạn một lễ cưới thật vui vẻ và hạnh phúc.