Bị thu hồi đất vì bất cứ lý do gì là điều mà chẳng ai mong muốn, nhất là trong trường hợp bị thu hồi do có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, có những trường hợp đất đai chỉ có giá trị khi được sử dụng. Nếu chủ sở hữu không sử dụng sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác đất. Trường hợp này, Nhà nước sẽ thu hồi đất. Vậy những loại đất nào thì khi không sử dụng sẽ bị thu hồi?Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. |
Căn cứ:
- Luật Nhà ở 2014
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
Nội dung tư vấn:
1. Khi nào thì đất không sử dụng sẽ bị thu hồi?
Rõ ràng, nếu đất được giao với một mục đích nhất định nào đó mà nếu không sử dụng, đất sẽ không có giá trị, như vậy sẽ lãng phí đất nhiều. Bởi vậy, pháp luật có quy định 4 trường hợp mà nếu không sử dụng sẽ bị thu hồi đất. Căn cứ tại điểm h và điểm i Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 cụ thể như sau:
Thứ nhất, Đất trồng cây hàng năm. Lúc này nếu chủ sở hữu không sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục để thực hiện việc trồng cây sẽ bị Nhà nước thu hồi.
Đất trồng cây lâu năm ở đây được hiểu bao gồm các loại cây:
- Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương);
- Đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).
Thứ hai, Đất trồng cây lâu năm. Nếu không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục thì Nhà nước sẽ thu hồi.
Thứ ba, Đất trồng rừng. Nếu không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục thì Nhà nước sẽ thu hồi
Thứ tư, Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư.Với trường hợp này, tùy từng trường hợp cụ thể, mà thời gian quy định việc không sử dụng sẽ bị thu hồi sẽ khác nhau.
- Không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng;
- Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này;
- Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ của dự án đầu tư ở đây được hiểu là:
- Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;
- Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
- Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
- Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Được cụ thể hóa từ khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Điều 15. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư và thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất
1. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai, gồm:
a) Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;
b) Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
c) Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
d) Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, nếu thuộc 4 trường hợp trên, đất không sử dụng sẽ bị Nhà nước thu hồi. Chủ sở hữu đất cần lưu ý để tránh bị thu hồi không mong muốn.
2. Nhà nước sẽ không bồi thường trong trường hợp thu hồi đất.
Căn cứ vào Điều 82 Luật Đất đai 2013 thì khi Nhà nước thu hồi đất người sử dụng đất trong 05 nhóm sau sẽ không được bồi thường về đất.
- Không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất
- Đất được Nhà nước giao để quản lý
- Đất bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai
- Đất bị thu hồi do chấm dứt sử dụng đất, tự nguyện trả lại đất
- Không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ
Cụ thể hóa từ Điều 82 như sau:
Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất
Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.
Rõ ràng, hành vi được giao đất nhưng không sử dụng trong một khoảng thời gian liên tục là hành vi vi phạm pháp luật. Và Nhà nước sẽ bồi thường trong trường hợp này.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Tham khảo thêm:
https://www.youtube.com/watch?v=E_4zstTm3PE