Kiến thức về sử dụng máy lạnh cho trẻ nhỏ
Hiện nay máy lạnh là thiết bị khá phổ biến trong các gia đình, nhất là khu vực TP.HCM và các tỉnh thành phía nam. Có một điều mà hầu như người sử dụng máy lạnh không qua tâm và không biết máy lạnh tác động thế nào đến sức khỏe, nhất là trẻ em.
Xem >>> máy lạnh Daikin Inverter
Nên cho trẻ nằm điều hòa bao nhiêu độ?
– Vừa rồi tôi có nghe thông tin trẻ nhũ nhi nếu để nhiệt độ cao hơn 16 độ C dễ bị đột tử. Không biết thông tin này có đúng không? Trẻ nhi nên dùng điều hòa nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý?
– Điều này là sai bởi khi 16 độ là quá lạnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiệt độ này nếu không đắp chăn có thể gây viêm phổi cấp ở nhũ nhi, có thể dễ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trẻ nhi nên dùng điều hòa khoảng 26-27 độ C. Người lớn nên đắp vỏ chăn mỏng cho cháu về đêm, lúc bật điều hòa.
– Chào bác sĩ, con tôi cứ nằm điều hòa là sổ mũi dù để nhiệt độ rất vừa, vậy làm cách nào để hạn chế điều này?
– Nhiệt độ lạnh do máy điều hoà chỉ tạo điều kiện bộc lộ rõ các biểu hiện bệnh lý gây sổ mũi, chủ yếu là nhiễm trùng đường hô hấp và nhất là dị ứng đường hô hấp, hen phế quản kín đáo. Vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến khám các bác sĩ nhi khoa để được tư vấn, phát hiện và điều trị bệnh.
– Chào bác sĩ, con trai tôi được 18 tháng. Thời tiết nóng bé ngủ quạt trực tiếp vào người nên rất thường xuyên viêm họng (2 tuần/lần), nếu không quạt thì mồ hôi ra nhiều lại bị cảm lạnh. Bé uống nước ấm và không ăn đồ lạnh, cay. Vậy có cách nào để phòng tránh bệnh viêm họng trong mùa hè này và nâng cao sức đề kháng cho bé không?
– Mùa hè, thời tiết nóng nên sức đề kháng của trẻ thấp nên dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Cần phải đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức từ 24-28 độ C nhưng không nên đặt quạt, điều hoà thẳng vào người trẻ, vì sẽ gây khó chịu, kích thích đường hô hấp, tạo điều kiện tăng viêm nhiễm đường hô hấp.
Để nâng cao sức đề kháng của trẻ, chúng ta có thể áp dụng một trong hai giải pháp chung. Thứ nhất, cần nâng cao sức khoẻ, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, tránh khói bụi tác động vào đường hô hấp. Thứ hai, cần tới gặp các thầy thuốc để được tư vấn dùng một số dược phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng toàn thân và tại đường hô hấp.
Xem >>> https://www.maylanh24h.com.vn/toshiba/
– Thưa bác sĩ, con tôi 3,5 tuổi. Bé thường hay bị viêm mũi họng, bác sĩ khám chẩn đoán là viêm amidan và viêm VA. Khi ngủ tôi bật điều hòa 27 độ, chỉnh đứng cánh quạt và cũng hạn chế không cho bé uống nước lạnh. Tuy nhiên cháu vẫn bị sổ mũi và viêm họng. Bác sĩ cho tôi hỏi có nên nạo VA hay không? Và nạo VA có ảnh hưởng đến sức khỏe và giọng nói không vì bé nhà tôi là con trai?
– Trẻ thường dễ bị viêm mũi họng, đường hô hấp. Tuy nhiên, khi con bạn bị quá nhiều lần, kéo dài có thể là do nhiễm khuẩn (viêm Amidan, viêm VA) nhưng cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác gây viêm nhiễm đường hô hấp tái phát là những bệnh không cần can thiệp ngoại khoa như cắt Amidan hay nạo VA mà cần phải tìm đúng nguyên nhân và điều trị.
Việc cắt Amidan, nạo VA phải được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng phối hợp với bác sĩ nhi khoa xem xét và chỉ định chọn lọc, tránh chỉ định quá rộng rãi như trước đây.
Xử trí khi trời nóng
– Con tôi 2 tuổi, cháu chỉ ho về đêm khoảng 2 hôm nay, còn ban ngày hầu như không thấy tiếng ho nào, tôi chưa biết xử trí ra sao vì cháu vẫn chơi bình thường. Xin bác sĩ tư vấn giùm tôi.
– Trẻ ho về đêm thường do các nguyên nhân sau:
Dị ứng đường hô hấp, đặc biệt là đối với những trẻ có tiền sử chàm, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, mày đay, sần ngứa, viêm da tiếp xúc…
Trào ngược dạ dày, thực quản Vì vậy, bạn nên khám các bác sĩ để phát hiện nguyên nhân cụ thể của sổ mũi để điều trị.
Xem thêm >>> máy lạnh panasonic