Ở Đông Nam Á, cơm bọc ngoài cá trong món sushi Nhật được bỏ đi khi chế biến; sushi cá hồi mới xuất hiện vài chục năm; và khi sang Mỹ, sushi có phong cách mới với rong biển bên trong, cơm bọc bên ngoài.
Ẩm thực, Nhà hàng
Trước đây, sushi vẫn còn xa lạ với nhiều người, nhưng giờ có mặt ở khắp mọi nơi, từ những quán nhỏ hè phố trở thành nhà hàng sang trọng do các đầu bếp nổi tiếng thế giới quản lý. Món ăn đơn giản chỉ gồm cơm nắm và cá sống này lại có một hành trình phiêu lưu đáng kinh ngạc khiến thực khách ngày nay phải ấn tượng.
Cơm không phải để ăn mà giúp cá lên men
Thế kỷ 8, tại khu vực Đông Nam Á xuất hiện một cách bảo quản hải sản mới: cá để cả con bỏ muối rồi bọc cơm. Mục đích chính của cơm là ngăn cá bị hỏng. Cơm sẽ được bỏ đi trước khi đem cá đi chế biến thành món ăn. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, thời gian lên men giảm xuống và người ta bắt đầu ăn cả cá và cơm bọc cùng.
Sushi là một dạng đồ ăn nhanh
Đầu những năm 1800, sushi trở thành một loại đồ ăn nhanh ở Tokyo. Bếp trưởng Hanaya Yohei là người sáng tạo nên kiểu dáng mới cho sushi giống như ngày nay. Món cá của ông được ướp bằng sốt đậu nành hoặc nấu qua để tránh bị hỏng. Sushi rẻ vẫn xuất hiện ở mọi nơi cho đến khi chính phủ đưa ra những chuẩn mực về đồ ăn và các đầu bếp bắt đầu mở nhà hàng riêng của họ.
Sushi cá hồi có lần đầu vào những năm 1980
Nguồn gốc cá hồi không phải từ Nhật Bản. Mãi tới thập niên 80 khi người Na Uy đem đến lần đầu tiên, sushi cá hồi mới ra đời.
Sushi bạn biết thường là nigiri hoặc maki
Sushi có tới hàng tá loại khác nhau bao gồm chirashi (một tô cơm với cá xếp phía trên), temaki (rong biển cuộn cơm hình nón) hay oshi (cơm, cá được xếp và cắt thành hình vuông vức). Khi nhắc tới sushi, nhiều người chắc chắn chỉ nghĩ tới nigiri (một lát cá sống bọc trên nắm cơm nhỏ) hoặc maki (cơm cuộn lại và được cắt thành lát). Sashimi là một loại đồ ăn sống thường là cá hoặc tôm cua, được cắt lát mỏng.
Cơm phải trộn giấm
Cơm làm sushi được trộn cùng giấm bằng một chiếc vá gỗ. Đầu bếp chuẩn bị cơm cần đảm bảo đúng nhiệt độ, độ dính để hạt không bị rơi vãi khi thực khách cầm lên nhưng vẫn có thể tan trong miệng lúc thưởng thức. Chính áp lực khi nhào cơm với giấm sẽ làm cho các lớp bên ngoài miếng sushi dày hơn bên trong.
Rong biển cuộn trong cơm không phải loại sushi phổ biến ở Nhật
Tại các nhà hàng Nhật Bản ở nước ngoài, du khách sẽ thấy xuất hiện nhiều món ăn cuốn dạng mới với cơm bọc bên ngoài và rong biển cuộn bên trong. Thực chất đây là một xu hướng ăn kiểu Mỹ được đầu bếp Ichiro Masahita sáng tạo.
Sushi phải được ăn bằng tay
Trong khi thưởng thức sashimi bằng đũa thì các loại sushi bạn nên ăn bằng tay và từng miếng một.
Cá được tẩm giấm và muối trước khi cắt lát
Giống như cơm, cá cũng được tẩm ướp với hai loại gia vị là giấm và muối trước khi đem thái thành lát và làm món sushi. Mùi tanh sẽ được trung hòa bằng cách rắc giấm lên trên miếng cá vào buổi sáng rồi mới đem chế biến. Nếu cá quá ướt, đầu bếp có thể thêm muối để giảm độ ẩm. Khi đó, miếng cá sẽ có màu sáng, thịt chắc, không bị quá ẩm và hết mùi tanh.
Nigiri sushi (một lát cá sống bọc phần trên nắm cơm nhỏ)
Maki suchi (kiểu cơm cuộn lại và được cắt thành lát.)
Chirashi sushi (một tô cơm với cá xếp phía trên)
Temaki sushi (rong biển cuộn cơm hình nón)
Oshi sushi (cơm, cá được xếp và cắt thành hình vuông vức)
Sashimi là một loại đồ ăn sống thường là cá hoặc tôm cua, được cắt lát mỏng