Halloween không chỉ là một lễ hội rùng rợn mà đối với một số nước đó còn là ngày tưởng niệm và tỏ lòng tôn kính với người đã chết.
Tín ngưỡng, Sự kiện
Theo nhiều học giả, Halloween là một ngày lễ chịu ảnh hưởng bởi các lễ hội thu hoạch. Ý nghĩa ban đầu của Hallowwen là khoảng thời gian trong năm dành để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các thánh, những người tử vì đạo và tất cả những người đã qua đời. Ngày nay, Halloween đã được biến tấu và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở mỗi quốc gia.
Halloween ở châu Âu, châu Mỹ
Tại các nước châu Âu và châu Mỹ, Halloween mang màu sắc là những lễ hội hóa trang, ngày mà trẻ con mặc các trang phục quái dị đi đến từng nhà gõ cửa xin kẹo và thường được tổ chức vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm.
Halloween ở châu Á
Hầu hết các nước ở châu Á chủ yếu theo đạo Phật vì vậy họ thường tổ chức các lễ hội tưởng nhớ người thân đã chết, tỏ lòng kính trọng tổ tiên hoặc cúng các cô hồn lang thang, oan khuất.
Mexico – Día de los Muertos
Día de los Muertos hay “Ngày của người chết” là một ngày lễ truyền thống của Mexico tôn vinh người chết và được tổ chức hằng năm vào ngày 1/11 và 1/2. Vào những ngày đó, người dân Mexico xây dựng bàn thờ riêng gọi là ofrendas để tưởng nhớ người chết và mặc những trang phục đầu lâu xương sọ đi dạo phố.
Romania – Huyền thoại Dracula
Halloween ở Romania mang đậm màu sắc của Dracula và những câu chuyện xung quanh quỷ hút màu người, đặc biệt là tại Transylvania, Romania, địa danh gắn với bá tước Dracula.
Halloween Mỹ
Halloween ở Mỹ hằng năm đều được tổ chức vào 31/10 với các trang phục kỳ quái, quả bí ngô hình đầu lâu khắp nơi, những ngôi nhà được trang trí như bị ma ám và cũng là dịp các bộ phim kinh dị được chiếu nhiều nhất.
Đức – Süßes oder Saures
Halloween của Đức bị ảnh hưởng khá nhiều của Mỹ và thường được tổ chức theo phong cách phóng khoáng, hoang dã.
Ireland và Scotland – Samhain
Samhain là một lễ hội của người Gaelic đánh dấu kết thúc tháng thu hoạch và sự bắt đầu của mùa đông. Theo truyền thống, nó thường được tổ chức từ lúc hoàng hôn của ngày 31/10 đến hoàng hôn của ngày 1//11 – thời điểm lý tưởng cho phù thủy Neopagans thực hiện các phép thuật.
CH Czech – Dušičky
Dušičky rơi vào ngày 2/11, ngày những người trong gia đình tỏ lòng kính trọng với những người thân yêu đã mất của họ. Thay vì tổ chức lễ hội Halloween thông thường thì họ có phần lặng lẽ hơn và chỉ có nến, hoa được mang đến nghĩa trang.
Anh – Đêm Guy Fawkes
Trong khi Halloween truyền thống chỉ bao gồm việc mặc các trang phục quái đản và đi xin kẹo thì tại Anh là cuộc tuần hành vào ban đêm của những người đeo mặt nạ diễn ra vào ngày 5/11 hằng năm, được xem là ngày kỷ niệm sự kiện Guy Fawkes ám sát bất thành vua King James I vào năm 1605 và bị bắt giữ trong khi thực hiện vụ ám sát.
Áo – Seleenwoche
Tại Áo, Seleenwoche được gọi là tuần lễ của tất cả các linh hồn, bắt đầu từ ngày 30/10 đến ngày 8/11. Trong tuần lễ này người Áo thường mang những món quà đến các ngôi mộ của người chết như bánh, nến và nước vào ban đêm.
Halloween ở Australia
Nhiệt độ trung bình của Australia vào tháng 10-11 là khoảng 30 độ C. Vì vậy các bãi biển luôn là lựa chọn hàng đầu cho Halloween tại Australia. Và vì thế mà màu sắc Halloween ở đây cũng vui nhộn, bớt rùng rợn hơn các nước khác.
Trung Quốc – Lễ hội ma đói
Đây là một lễ hội đặc biệt của người Trung Quốc đánh dấu ngày mà người dân nước này tin rằng cánh cửa địa ngục mở ra và những “con ma đói” sẽ lang thang khắp nơi. Để xoa dịu tinh thần những linh hồn này, người dân thường đốt tiền giả, nhà lầu hay xe hơi… bằng giấy.
Nhật Bản – Obon
Ở Nhật Bản, lễ hội Obon được tổ chức để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Đây là một lễ hội diễn ra vào mùa hè, thường kéo dài đến ngày 15/7 âm lịch.
Hàn Quốc – Chuseok
Lễ hội mừng vụ mùa bội thua của Hàn Quốc được tổ chức vào trung thu hằng năm. Vào thời điểm đó, người Hàn Quốc thường trở về quê hương để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên và thực hiện những lễ cúng trang trọng.
Nepal – Gai Jatra
Gai Jatra, hoặc “Cow Festival” (Lễ hội bò) là một lễ hội tưởng nhớ những người thân đã chết. Các cuộc diễu hành sôi động được diễn ra trên các đường phố và người Nepal tin rằng bò sẽ là loài vật chỉ đường trong hành trình lên đến thiên đàng.
Campuchia – Pchum Ben
Pchum Ben là một lễ hội tôn giáo của người Campuchia kéo dài tới 15 ngày để tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên của 7 thế hệ. Truyền thống của Pchum Ben là các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục để mở cánh cửa của địa ngục, để các linh hồn có thể nhận được thực phẩm và quà tặng của người thân. Ngoài ra, người ta còn tổ chức đua trâu trong ngày lễ Pchum Ben.