Lừa đảo bất động sản hiện nay ngày càng tinh vi, khó phát hiện hơn, rất nhiều khách hàng mua đất đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tiêu biểu như công ty Địa Ốc Alibaba đã lừa đảo hơn 6700 khách hàng với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Lựa chọn một dự án tốt, một công ty uy tín không phải đơn giản. Những màn kịch lừa đảo mua bán nhà đất dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh.
Một ngôi nhà nhưng bán cho nhiều người
Đây là hình thức lừa đảo mua bán bất động sản thường gặp nhất, nhiều bài viết về Địa Ốc Long Phát lừa đảo cũng nói về vấn đề này, song hoàn toàn không có minh chứng xác thực. Các mánh khóe lừa đảo bắt đầu bằng các tin đăng rao bán nhà đất với giá thấp hơn nhiều thị trường, có đủ hình ảnh, giấy tờ xác thực rõ ràng.
Rất nhiều người mua ham rẻ rơi vào cái bẫy này, khi liên hệ với công ty hoặc đối tượng lừa thì họ yêu cầu cọc hoặc chồng 1 phần tiền nhưng không có hợp đồng biên bản rõ ràng. Cùng một lô đất, ngôi nhà đó nhưng đối tượng thực hiện mua bán không đầy đủ Pháp lý với nhiều người khác, rồi cuối cùng cao chạy xa bay.
Lừa đảo mua bán nhà đất bằng sổ giả, giấy tờ giả
Hình thức này lừa cả người mua lẫn người bán. Kẻ lừa đảo đóng vai người bán làm nhiều hồ sơ, giấy tờ giả nhà đất, tài sản bất động sản, sau đó bán cho mọi người với giá rẻ hơn. Người mua nếu không xác nhận kĩ thì rất dễ mắc bẫy.
Kẻ lừa đảo đóng vai người mua sẽ tìm đến những người bán, yêu cầu xem sổ và thông tin nhà đất để làm hồ sơ, giấy tờ giả. Nhân cơ hội bạn không để ý sẽ đánh tráo sổ và sử dụng sổ thật để thực hiện giao dịch mua bán.
Lừa đảo mua bán nhà đất lợi dụng lòng tín nhiệm
Hình thức này đánh vào nhu cầu của chủ nhà đất cần đứng ra vay tiền, thế chấp tài sản nhưng vì lý do hồ sơ hoặc cá nhân nên không thể đứng tên vay. Kẻ lừa đảo đứng ra làm trung gian vay giúp và làm hợp đồng mua bán nhà đất để có thể dùng tài sản vay ngân hàng.
Thế nhưng hợp đồng không đảm bảo tính Pháp lý, hoặc kẻ lừa đảo dùng chính tài sản đó để giao dịch mua bán hoặc vay ngân hàng quá khả năng chi trả.
Lừa đảo mua bán nhà đất qua vi bằng
Vi bằng không phải là hợp đồng hay giao dịch, mà là văn bản do cơ quan thừa phát lại lập ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác chứ không phải là đại diện pháp lý cho việc mua bán nhà đất.
Kẻ lừa đảo lợi dụng sự hiểu sai của bạn để bán đất xấu, đất không đủ Pháp lý hoặc đất phân lô trái phép. Nếu không có hợp đồng mua bán có công chứng, vi bằng không có giá trị đảm bảo tài sản đó thuộc về bạn.
Đưa các thông tin mập mờ để lừa mua
Hình thức này đối tượng lừa đảo cố tình làm mờ, thay đổi thông tin trên sổ hồng, sổ đỏ và các giấy tờ Pháp lý nhà đất khác. Các thông tin thay đổi này thường là đất nằm trong diện quy hoạch hoặc sửa từ sở hữu có thời hạn sang sở hữu lâu dài,…
Ngoài ra còn nhiều hình thức lừa đảo mua bán bất động sản tinh vi hiện nay, chủ yếu nhằm vào sự thiếu hiểu biết, hiểu sai lệch về các giấy tờ Pháp lí, mua bán nhà đất hoặc sự chủ quan không xem xét ký hợp đồng, giấy tờ. Các đối tượng lừa đảo có thể mạo danh công ty uy tín trên thị trường để tạo niềm tin cho khách hàng. Từ đó xuất hiện các bài viết như Bất động sản Long Phát lừa đảo hoặc do các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh khác.
Như vậy những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn nhận biết các thủ đoạn lừa đảo nhà đất có thể gặp phải. Hãy luôn tỉnh táo sàng lọc thông tin để tránh bị dụ dỗ vào các mánh lới lừa đảo tinh vi.