Nếu Tết miền Bắc có bánh chưng, thịt đông,… miền Nam có bánh tét, thịt kho tàu thì người miền Trung thưởng thức những ngày Tết với hệ thống những món ăn đặc trưng, mang phong vị riêng biệt của một vùng nắng gió.
Ẩm thực, Khám phá, Giải trí
Bánh tét miền Trung
Bánh tét làng Chuồn (thôn An Truyền, xã Phú An, Huế) là thương hiệu bánh tét nổi tiếng và đáng tự hào của người Huế nói riêng và người miền Trung nói chung. Bánh tét miền Trung mộc mạc, giản gị. Nguyên liệu chính cũng giống như bánh tét miền Nam gồm nếp, đậu xanh, thịt heo, … Tuy nhiên, phần nếp trong bánh hơn phần nhân bánh rất nhiều và bánh được buộc khá chặt. Khiến bánh trong cứng cáp và có thời gian sử dụng lâu hơn. Khác hẳn với bánh tét miền Nam, phần nhân rất nhiều, phần nếp bao ngoài cũng mỏng hơn nhiều.
Bánh tét miền Trung tuy là món ăn truyền thống dùng để ăn trong những ngày Tết nhưng không được đem tặng, biếu như ở miền Nam. Bởi theo quan niệm rằng tên gọi “đòn bánh tét” nghe ví như “đòn roi” (cách mà cha mẹ răng dạy con cái trong nhà ham chơi, liêu lỏng thường dọa chúng là: “đi trể về là được ăn bánh tét nghe chưa”).
Bánh tổ
Có câu: “Nem chả Hòa Vang – Bánh tổ Hội An – Khoai lang Trà Kiệu – Thơm rượu Tam Kỳ”, cái tên bánh bánh tổ không biết có tự bao giờ. Chỉ biết bánh tổ có xuất xứ từ Quảng Nam, được xem là một trong những món ngon truyền thống trong những ngày Tết của người dân xứ Quảng. Nguyên liệu chính chỉ từ gạo nếp ngon và đường. Khi sên bột nếp và đường thì cho kèm thêm ít gia vị và nguyên liệu phụ trợ tự nhiên như gừng, mè trắng để làm món bánh thêm hấp dẫn.
Khi thưởng thức bánh tổ thì người mới ăn sẽ khá bất ngờ về độ cứng của bánh. Vì thế bánh sẽ được cắt thành những miếng nhỏ sao cho vừa vào miệng. Hoặc có thể đem nướng trên bếp than cho mềm (tránh nướng trực tiếp bẳng lửa sẽ hôi khói). Một cách khác là có thể cắt mỏng bánh tổ rồi đem chiên cho vừa ăn. Chính vì đặc tính khô cứng và ngọt này nên thời hạn sử dụng của bánh tổ có thể kéo dài cả tháng đấy!
Bánh lăn
Nhiều gia đình miền Trung vẫn thường hay dùng bánh lăn để cúng trên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết. Giống với tên gọi bánh lăn được chế biến bằng cách lăn tròn và nén trộn từ các nguyên liệu như nếp, cà chua, cà rốt, quất, dứa (thơm), gừng, chuối, … thành hình khối trụ giống bánh tét. Khi ăn bánh được cắt thành những lát mỏng, có thể nhâm nhi với nước trà nóng là rất hợp đấy!
Thịt heo ngâm nước mắm
Đa số mỗi nhà đều có thể tự làm cho gia đình 1 hũ to thịt heo ngâm nước mắm đơn giản và nhanh gọn để dùng dần. Với nhiều thương hiệu nước mắm nổi tiếng của các tỉnh duyên hải miền trung nên ta cũng không bất ngờ khi món thịt heo ngâm nước mắm cũng là một trong những món ăn được xem là truyền thống trong ngày Tết của người dân nơi đây. Thịt heo ngâm nước mắm không chỉ giúp bảo quản thịt sau chế biến được lâu hơn mà còn tạo nêm vị đặc trung mới cho món thịt. Vị béo mặn và có chút hơi ngọt của các miếng thịt ngâm nước mắm ăn cùng với cơm nóng thì hết sẩy luôn đấy nhé!
Tôm chua
Tôm chua xứ Huế có thể ví là đặc trưng nhất trong các hương vị tôm chua của các vùng khác. Thịt tôm dai hơi nồng hương men, cay thơm của củ riềng, chua của khế, chát của vả, ăn kèm với các loại rau thơm, mộc mặc mà rất chất tự nhiên. Giống như thịt heo ngâm nước mắm thì nhiều gia đình miền Trung cũng tiến hành ngâm trước nhiều hũ tôm chua để dùng dần trong ngày Tết khá là tiện lợi. Đây là cũng là món nhậu đãi khách khá được các ông yêu thích đấy!
Tổng hợp