Các cụ bảo: Ngày xưa “con én đưa thoi” cứ ra chợ nổi sẽ thấy hết cái thanh lịch của người dân vùng sông nước Cửu Long.
Ẩm thực, Khám phá, Giải trí, Tham quan
Bồng bềnh trên chợ nổi
Chợ nổi ĐBSCL có từ bao giờ chẳng ai nhớ. Nhưng bao đời nay đã hình thành một nền kinh tế văn hóa sông nước mang tính cộng đồng. Việc đi lại giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế hàng hóa bằng đường thủy, nhóm họp buôn bán trên sông, giúp họ dễ dàng hòa nhập cộng đồng, trỡ thành tập quán trên bến dưới thuyền. Phải chăng chính vì thế mà tạo nên tính cách phóng khoáng cởi mở của người dân sông nước Nam bộ.
Ở miền Tây Nam Bộ có nhiều chợ tiêu biểu: Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng, Phong Điền (T.P Cần Thơ), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Măng Thít, Trà Ôn (Vĩnh Long), Cà Mau…Chợ nổi khác với chợ trung tâm đô thị, chợ xã – chợ nông thôn, chợ chồm hổm, chợ chạy và càng khác xa với chợ tình, chợ phiên…ở miền Bắc.
Đặc biệt, các chợ nổi là đầu mối giao lưu lớn nhất của khu vực, tập trung đủ các loại trái cây và là nơi hội tụ của nhiều dòng sông từ các nơi đổ về, mỗi ngày có đến hàng trăm thương hồ tấp nập ngược xuôi, hàng hóa bày bán phong phú.
Ngược xuôi những chuyến ghe chở hoa kịp ngày Tết
Chợ nổi miền Tây ngày cận Tết
Các khu chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, hay Phụng Hiệp, … cũng đông đúc, nhộn nhịp với bao sắc màu lung linh, thanh âm hối hả, sống động.
Đến chợ nổi miền Tây ngày cận Tết, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận được không khí nhộn nhịp cả một khúc sông.
Chỉ cần nhìn cây bẹo ở đầu ghe treo sản phẩm nào sẽ biết ghe đó bán món gì
Trái cây chất đầy ghe, chuẩn bị chuyển đi khắp nơi
Đừng quên thưởng thức tô hủ tiếu nghi ngút khói giữa mênh mông sông nước!
Ngoài các mặt hàng thiết yếu, các ghe nhỏ phục vụ đủ loại “dịch vụ” ăn uống, cắt tóc… len lỏi giữa những chiếc thuyền buôn khiến chợ nổi càng thêm sinh động và đậm đà bản sắc. Chòng chành trên chiếc xuồng nhỏ, thảnh thơi thưởng thức các món ngon địa phương, thỏa sức ngắm nhìn ghe xuồng rẽ sóng lướt qua, quả là điều thú vị.
Tổng hợp