Tìm hiểu phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Có thể nói đây là một căn bệnh khá phức tạp và rất khó để điều trị dứt điểm, hạn chế rất nhiều hoạt động, công việc hằng ngày của người bệnh.
Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là gì?
Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị là sự kết hợp giữa khoa học hiện đại và nền y học cổ truyền của dân tộc dựa vào châm cứu. Cấy chỉ phát huy tác dụng dựa trên cơ chế người bác sĩ sẽ tiến hành cấy một loại chỉ tự tiêu, gọi là catgut vào huyệt đạo. Cơ thể sau đó sẽ từ từ thích ứng và tạo ra các chất nội sinh nhằm tăng miễn dịch, tốt cho hệ thần kinh.
>> Tìm kiếm: Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ
Đây là một trong những kỹ thuật xâm lấn, giúp cải thiện tình trạng bệnh mà không cần tiến hành phẫu thuật, giảm tình trạng chèn ép của các nhân nhầy lên rễ thần kinh quanh cột sống từ đó giảm đau hiệu quả. Mặc dù không thể trị bệnh khỏi hoàn toàn nhưng đây cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh được khuyên dùng.
Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm càng có hiệu quả tốt hơn đối với những người phát hiện bệnh sớm hoặc bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu. Các đối tượng được áp dụng phương pháp cấy chỉ là những người thoái hóa đốt sống đơn thuần, các trường hợp rễ thần kinh, tủy sống bị chèn ép, rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Chống chỉ định đối với bệnh nhân đái theo đường hoặc đường huyết trên 140 mg/dL, cao huyết áp hoặc huyết áp không ổn định, người có tiền sử dị ứng với các loại chỉ tiêu, bệnh nhân đang điều trị ngoại khoa, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Những người bệnh đã ở những giai đoạn cuối áp dụng phương pháp này thì hiệu quả không đáng kể.
Cách cấy chỉ thoát vị đĩa đệm
Loại chỉ được sử dụng là các đoạn chỉ catgut 4/0 dài từ 1 – 1,5cm và kim số 23. Thông thường, sau mỗi 1 – 3 tuần bệnh nhân sẽ được chỉ định cấy chỉ một lần, mỗi lần tiến hành cấy từ 10 – 25 huyệt đạo. Tuy nhiên, căn cứ vào vị trí bị tổn thương và tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các huyệt đạo và số lượng huyệt tương ứng. Tùy thuộc hiệu quả điều trị mà số lượng huyệt và vị trí cấy chỉ được thay đổi nhằm mang lại tác dụng tốt nhất. Mỗi liệu trình của bệnh nhân thường được duy trì từ 3 – 6 lần.
Các bước thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị
Đối với những người bệnh các rễ thần kinh chưa bị chèn ép sẽ tiến hành chữa thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ tại 10 huyệt là: Côn Lôn, Hoàn Khiêu, Thừa Sơn, Quang Minh, Trật Biên, Tuyệt Cốt, Dương Lăng Tuyền, Ân Môn, Thừa Phù, Phong Thị. Tuy nhiên có thể xem xét và cấy thêm chỉ ở các huyệt Đại trường du, Thận du, Giáp tích L5-S1, Giáp tích L4-5…
Còn ở những bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng chèn ép thì cần cấy chỉ thêm ở một số vị trí khác như:
Nếu có chèn ép dây thần kinh ở mặt sau cánh tay trong thì cấy thêm huyệt Thiếu hải, Kiên trinh, Dương trì…
Nếu có chèn ép dây thần kinh ở mặt trước cánh tay ngoài thì cấy thêm huyệt Thủ tam lý, Khúc trì, Hợp cốc, Kiên ngung…
Nếu chèn ép ở bàn chân, mặt sau cẳng chân, mặt sau đùi thì thêm huyệt Côn Lôn…
Tác dụng của phương pháp cấy chỉ trị thoát vị đĩa đệm này là giảm co thắt, giảm đau, điều hòa hoạt động của các phủ tạng, hạn chế tình trạng chèn ép gây viêm dây thần kinh, chống oxy hóa. Chỉ sẽ tự tiêu do đó có tác động tăng cường tuần hoạt, thúc đẩy chuyển hóa đường, đạm và các chất dinh dưỡng tại huyệt cấy chỉ.
Sau khi thực hiện thủ thuật khoảng 6 – 8 tiếng, bạn cần hạn chế tối đa vùng cấy chỉ tiếp xúc trực tiếp với nước. Vận động nhẹ nhàng, tránh vùng tổn thương.