Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại van bi với loại và cơ cấu vận hành khác nhau. Đây là thiết bị không thể thiếu nếu như chúng ta muốn có những dòng chảy với lưu lượng, hướng phù hợp với từng mục đích sử dụng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí vận hành của van bi. Đồng thời, sẽ có nhiều thông tin liên quan đến các loại van bi đang được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất hiện nay nữa đấy.
>>> Xem thêm : đồng hồ đo nhiệt độ – Review các loại van nước tốt nhất thời điểm hiện nay
Người ta chế tạo van bi với 5 bộ phận chính, đó là thân, trục, bi (đĩa), gioăng làm kín, tay gạt. Phần thân van là một bộ phận quan trọng, có vai trò kết nối và bảo vệ những chi tiết khác, khiến chúng trở thành một khối vững chắc. Nó thường được làm từ đồng, gang, inox, thép,..
Phần trục van giữ vai trò kết nối và truyền lực từ tay gạt đến viên bi. Thông thường, nó được làm từ hợp kim cứng như inox hay thép với độ cứng cao cùng khả năng chống ăn mòn. Trong thiết bị này có một bộ phận gioăng đóng vai trò làm kín khít giữa đĩa van và thân nhằm ngăn chặn sự rò rỉ của chất lỏng chảy qua. Chúng thường được làm từ teflon (PTFE), cao su chịu lực, vật liệu mềm ( Metal, Nylon, Hypatite PTFE, Graphite, Viton,Reinforced Teflon (PTFE),..).
Van bi dạng pull port có đường kính lỗ bi bằng với đường kính ống, điều này giúp giảm lực ma sát giữa lưu chất và van, đồng thời không bị tụt áp đường ống, dòng chảy diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nó chỉ sử dụng khi cần lưu lượng dòng chảy lớn, vì thiết kế của van khá lớn và đắt tiền. Lấy ví dụ cho việc này, khi cần làm sạch và nạo sạch đường ống thì cần một áp lực cao và lưu lượng chất lỏng lớn, lúc đó người ta sẽ sử dụng van loại pull port
Van bi là loại thiết bị quan trọng trong một hệ thống dẫn nước.. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của loại van này hay chưa.
>>> Xem thêm : van nhựa – Cấu tạo cơ bản của van nước ít người biết đến