Những loại máy chấm công nào có thể kết nối với Internet:
Để kết nối được máy chấm công qua internet cùng yêu cầu máy chấm công được trang bị cấu hình nhất định và có khả năng lấy thông tin dữ liệu từ xa. Một số loại máy chấm công đời cũ cũng không có được chức năng này.
Yêu cầu đầu tiên để máy chấm công có thể kết nối với internet là máy chấm công có riêng một địa chỉ DNS riêng để được truyền dữ liệu từ bộ phận chi nhánh qua máy chủ để tổng hợp lại kết quả. Song song với tiện ích này là một phần mềm giúp người dùng có thể quản lý và giám sát chấm công dễ dàng và tiết kiệm thời gian.
Các bước kết nối máy chấm công qua internet:
Một cách khá đơn giản mà bạn có thể tự kết nối đến máy chấm công qua internet đó là sử dụng tên miền DNS như đã nói ở trên theo các bước sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào trang chủ của miền tại địa chỉ http://www.dyndns.com/ để tiến hành đăng ký tài khoản.
Sau khi đăng ký thành công thì bạn điền đầy đủ thông tin IP trong mục Auto Detect IP. IP ở đây là IP của máy tính đã được cài đặt riêng phần mềm lấy dữ liệu từ máy chấm công.
Bước 2: Sau khi hoàn thành việc cài đặt địa chỉ IP cho máy chấm công, hãy chọn máy chấm công của bạn, chọn mục “Thiết lập liên kết”. Tại đây bạn cần cài đặt địa chỉ Gateway, địa chỉ mạng LAN và tên miền DNS trong mục “lấy dữ liệu từ xa”. Tiếp tục cấp thông tin địa chỉ tên miền máy chủ cho đến khi máy đã báo cài đặt thành công.
lắp máy chấm công tại Hải Phòng
Sau khi cài đặt kết nối máy chấm công qua internet xong thì tất cả các dữ liệu máy chấm công thu được sẽ được truyền tự động vào máy chủ.
Đây là cách đài đặt chỉ ứng dụng với những loại máy chấm công hỗ trợ tên miền, đối với những loại không được hỗ trợ tên miền thì bạn phải dùng phương án khác.
Cách kết nối máy chấm công từ xa qua mạng internet:
Bước 1: Bạn truy cập vào modem wifi bằng địa chỉ 192.168.1.1 với các tài khoản của nhà cung cấp.
Bước 2: Truy cập tới chức năng của mode bởi đối với mỗi dòng modem khác nhau sẽ có giao diện điều khiển khác nhau, tuy nhiên đa số các mode đều cài đặt theo những cách dưới dây.
+ Vào phần Advance Setup và Virtual server. Phần này cho phép bạn add các server để data tương ứng với từng port.
Ví dụ: Nếu bạn add server 192.168.1.25 vào modem, tương ứng với port là 8000, tất cả các gói data đến có port 8000 đều sẽ được gửi đến server 192.168.1.25